Thoái vị Prajadhipok

Đảng Nhân dân bác bỏ tối hậu thư, và vào ngày 2 tháng 3 năm 1935, Prajadhipok thoái vị, thay thế là Ananda Mahidol. Prajadhipok đưa ra một tuyên bố ngắn gọn để chỉ trích chế độ. Là một nhà dân chủ duy tâm, cựu vương được cho là có lý do hợp lý để than phiền.[2] Cho đến nay, Prajadhipok là vị quân chủ duy nhất từng thoái vị trong lịch sử Thái Lan.[10]

Phản ứng đối với sự kiện Quốc vương thoái vị là im lặng, mọi người đều lo sợ những gì có thế xảy ra tiếp theo. Chính phủ kiềm chế trước tuyên bố thoái vị của Quốc vương do lo sợ sẽ kích động thêm tranh cãi. Những người phản đối chính quyền giữ im lặng vì họ cảm thấy bị đe dọa và bị Quốc vương bỏ rơi, trong khi Quốc vương là người duy nhất mà họ cho là có thể đứng lên khởi xướng. Nói theo cách khác, chế độ quân chủ chuyên chế bị Đảng Nhân dân thay thế, với quân đội thể hiện vai trò mờ nhạt là người phân xử quyền lực cuối cùng.[3]